nhacuadi-cau-thang-penrose

#3 Cầu thang Penrose – Một vật tưởng chừng không thể tồn tại

Kiến “không ngủ” hôm nay sẽ kể mọi người nghe về một chiếc cầu thang trông có vẻ vô lý và không đời nào tồn tại.

Trước khi nhắc đến vật thể này, phải nói đến tam giác bất khả thi do một nghệ sĩ người Thụy Điển Oscar Reutersvärd vẽ ra vào năm 1934 trong lớp học tiếng Latinh.

nhacuadi-cau-thang-penrose
Tam giác bất khả thi

Rõ ràng, tam giác trên chính là một ảo ảnh quang học, vốn không thể hình thành trong điều kiện thực tế. Một vài năm sau, hai cha con nhà Penrose đã sáng tạo ra một vật thể hoàn chỉnh từ lối suy nghĩ tương tự, mang tên Cầu thang Penrose.

nhacuadi-cau-thang-penrose
Cầu thang Penrose

Điểm đặc biệt của cầu thang này nằm ở cách chúng ta di chuyển.

Nếu bạn di chuyển theo chiều kim đồng hồ, bạn sẽ thấy mình liên tục đi xuống và gặp lại điểm xuất phát của mình.

Còn nếu bạn đi ngược chiều kim đồng hồ, bạn sẽ luôn đi lên và gặp lại điểm xuất phát khi nãy.

Chiếc cầu thang này từng xuất hiện trong phim Inception (2010) và ứng dụng đoạt giải Apple Design Award và Best Ipad Game vào năm 2014 có tên là Monument Valley.

b 8UmjyxTk3V nHnO7RQGg4iBr3KNHKeAVgOlmQpb2LELDsVbZzt0gHgdhK9mjWJrW 1f a4 Xwg

Mục đích của việc tạo ra Cầu thang Penrose là gì?

Con người luôn muốn chinh phục những điều kì lạ và thách thức khả năng của mình.

Việc tạo ra những điều bất khả thi bằng ảo ảnh quang học thế này có lẽ cũng nằm trong số đó.

Ý tưởng và thông tin: Gà Bông

Biên tập: Nhà của Di

Tags: No tags

Leave a Reply