Hôm nay ngồi nghĩ, sao trong chuỗi 26 ngày review sách của mình chưa có bài review nào về tác phẩm liên quan đến chủ đề chiến tranh hay những sự kiện lớn trong lịch sử nhỉ? Thế là mình nhớ ngay đến tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl (nay đã được tái bản và sửa tên thành Lời nguyện cầu Chernobyl).
Mình định sẽ không đi quá sâu vào chi tiết sự kiện được mô tả trong sách, vì như thế hơi chán. Mình sẽ giới thiệu cho mọi người quyển sách này kèm với bộ phim liên quan để mọi người giải trí dịp cuối tuần.
Lời nguyện cầu từ Chernobyl kể câu chuyện gì?
Lời nguyện cầu từ Chernobyl là tác phẩm đã đoạt giải Nobel văn chương năm 2015. Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định rằng: “Svetlana Alexievich được trao giải vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.”
Nội dung chính của tác phẩm liên quan đến sự kiện nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử về thương vong và cả tiền bạc. Sự kiện này cũng được HBO làm thành phim truyền hình vào năm 2019.
Vì không có sự che chắn mà đám bụi hạt nhân này đã lan rộng sang các khu vực lân cận như Tây Âu, Đông Âu, Anh Quốc và cả phía Đông nước Mỹ.
Vụ nổ nhà máy này đã huy động rất nhiều lính cứu hỏa trong đêm hôm đó đến hiện trường. Và tất cả họ đều nghĩ đây là một vụ nổ thông thường, họ không được trang bị bất kỳ một thiết bị bảo hộ này. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những người lính cứu hoả sau khi được đưa đến bệnh viện đã chết. Thậm chí, sau khi xảy ra sự kiện, các nhà khoa học của nhà máy còn chưa lường trước được độ nguy hiểm của vụ nổ này.
Đây là bên trong bệnh viện nơi chữa trị cho những người lính cứu hoả. Bộ đồng phục cứu hoả của họ vẫn còn vứt ở đây.
Quyển sách bao gồm những bài phỏng vấn, những đoạn hội thoại của tác giả với những nhân vật còn sống sót sau vụ nổ. Chính vì vậy mà mọi thông tin được diễn đạt chân thực nhất có thể. Tất cả những gì chúng ta muốn biết từ sự kiện Chernobyl đều có ở trong sách.
Điểm hay của Lời nguyện cầu từ Chernobyl nằm ở việc Svetlana Alexievich đã dành hơn 10 năm, phỏng vấn hơn 500 người, tổng hợp lại để kể cho chúng ra nghe về một thảm họa đã ảnh hưởng rất nhiều đến quê hương của tác giả.
Thông qua nội dung của sách, chúng ta biết thêm về những góc khuất mà những bản tin không thể nào có thể truyền tải được, cũng như tâm tư của chính những nạn nhân và gia đình nạn nhân trong thảm hoạ đó.
Bộ phim Chernobyl cũng là một tác phẩm rất hay, khi dựng lên được từ đầu đến cuối của thảm hoạ này, bắt nguồn từ nhà máy điện, đến cả sự che giấu của chính quyền Liên bang Xô Viết và cả sự gan dạ, anh dũng của những người lính trong công tác.
Rất nhiều cảnh quay đẹp được khắc họa: như cảnh bụi phóng xa bay trong không khí, cảnh người dân vẫn đang sinh hoạt rất bình thường sau khi thảm hoạ diễn ra, cảnh những người lính phải đi dọn dẹp hiện trường trong chính nơi xảy ra vụ nổ, độ phóng xạ cao đến mức con người không thể tồn tại được.
Nói ra hết thì nó mất hay, mọi người nên xem phim và đọc sách để có cái nhìn chi tiết hơn về một thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Mỗi lần đến nơi đâu để đo phóng xạ, người ta sẽ dùng thiết bị phát ra tiếng kêu.
Mình đã có dịp được cầm trực tiếp cái máy đó trong một buổi học về phóng xạ ở Mỹ.
Khi tiếng kêu đó phát ra, tất cả những hình ảnh về Chernobyl mà mình biết lại ùa về.
Thế mới hiểu được rằng nỗi ám ảnh phóng xạ đối với người dân sống tại thời điểm đó mới kinh hoàng đến cỡ nào.
Đoạn phim này sẽ cho mọi người nghe tiếng kêu đó, cũng như đến với bệnh viện ở thành phố Pripyat, gần Chernobyl.
Mình không muốn nói đến nhiều từ ngữ phức tạp, chỉ muốn gợi ý một sự kiện về hạt nhân mà biết đâu mọi người sẽ thấy hứng thú.
Lời nguyện cầu từ Chernobyl là một tác phẩm dễ đọc nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả. Đây cũng là tác phẩm đầu tay trong chuỗi những tác phẩm của Svetlana Alexievich, mà quyển nào thì cũng hay xuất sắc.
Dài dòng vậy thôi. Hi vọng mọi người sẽ thích Lời nguyện cầu Chernobyl.
Mình mong là dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì mọi người cũng đều được sống trong những điều tốt đẹp và hạnh phúc.
Ngọc Diệu – Nhà của Di.