nhacuadi-nhan-vat-van-hoc

#9 Những nhân vật văn học ấn tượng trong đời sống làm bạn nhớ ngay

Ngày nay, ta thường dùng những cụm từ phổ biển trong văn học hay điển tích để miêu tả tính cách con người.

Kiến “không ngủ” chủ đề Văn học sẽ phân tích 3 cụm từ được sử dụng nhiều nhất ngày nay.

Nhân vật văn học số 1 – Sở Khanh

“Cái thằng sở khanh” là cụm từ người ta hay dùng để miêu tả những chàng trai lừa dối, bội bạc trong tình cảm, nhân cách không xứng với vẻ bề ngoài.

Và Sở Khanh cũng là một nhân vật trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Ngày nay, người ta xem cụm từ này như một tính từ để miêu tả con người.

nhacuadi-nhan-vat-van-hoc-so-khanh
Nhân vật Sở Khanh trong Truyện Kiều tự kểArtbook

Một chàng vừa trạc thanh xuân,

Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.

Đoạn miêu tả Sở Khanh trong Truyện Kiều

Số 2 – Mạnh Thường Quân

Để chỉ những người hay làm việc tốt, người ta thường dùng cụm từ ‘mạnh thường quân’.

Nó được dùng như một danh từ.

Mạnh Thường Quân là một nhân vật có thật thời Chiến Quốc bên Trung Quốc.

Nhân vật này nổi tiếng với nhiều tính cách tốt đẹp trong tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc.

Ảnh hưởng từ những gì được viết nên trong tiểu thuyết, từ ‘mạnh thường quân’ đã du nhập vào nước ta với ý nghĩa tốt đẹp.

Tuy vậy, mãi sau này, nhiều nhà Sử học đã lần lại lịch sử và tìm ra những điểm chưa hợp lí trong cách đối nhân xử thế của Mạnh Thường Quân.

Cụ thể, Mạnh Thường Quân giúp đỡ cho những người khó khăn để lấy quyền thế. Sau khi được giúp đỡ, họ sẽ phải làm việc cho ông.

nhacuadi-nhan-vat-van-hoc
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Thế nhưng chân dung đầy đủ của Mạnh Thường Quân được khắc hoạ khá trễ ở Việt Nam.

Nhiều đoạn trích về nhân vật này vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Nên chưa nhiều người biết đến câu chuyện này.

Bạn có thể đọc thêm bài viết ở đây để hiểu rõ hơn.

Từ vựng dùng nhiều sẽ thành quen thuộc.

Từ “mạnh thường quân” hiện được dùng rất phổ biến, nhất là trong những chương trình từ thiện hoặc quyên góp.

Tuy vậy, chúng ta cần cẩn trọng trong cách dùng từ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Số 3 – Đạo Chích

Một từ nữa cũng thường xuyên được sử dụng để chỉ những kẻ trộm cắp.

Đặc biệt là những kẻ chuyên lợi dụng sự sơ hở của người khác để ra tay.

Những kẻ trộm cắp đó được gọi bằng một danh từ – đạo chích.

Đạo Chích là một nhân vật hư cấu vào thời Xuân Thu, chưa được ghi nhận trong bất kỳ sử liệu nào.

Các tác phẩm trong dân gian đã miêu tả Đạo Chích

cầm đầu chín ngàn bộ hạ hoành hành trong thiên hạ, xâm đoạt các nước chư hầu, đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên

Dần dần, từ “đạo chích” được dùng để miêu tả những kẻ đầu trộm đuôi cướp.

Hoặc là những kẻ dùng thủ thuật để trộm cắp. Chẳng hạn như nhân vật siêu đạo chích Kid.

Tuy nhiên nhân vật Kid trong truyện tranh lại không giống như trích dẫn phía trên về dạo chích lắm.

Vì vậy, khi dùng từ, chúng ta cần hết sức cẩn thận.

Ngoài ba ví dụ này, một số nhân vật cũng bước vào đời sống từ các tác phẩm văn chương.

Thạch Sùng trong truyện cổ tích Việt Nam cũng là một ví dụ điển hình.

Ý tưởng và trình bày: Gà Bông

Biên tập và minh hoạ: Nhà của Di.

Leave a Reply