“Chúng ta đang trả tiền cho sự kém cỏi”

Đây là một câu trong quyển “Tiền bạc và lý trí” của Dan Ariely và Jeff Kreisler. Phần này đã dấy lên rất nhiều suy nghĩ trong mình.

tra tien cho su kem coi

Quyển sách có đề cập đến một số ví dụ mà mình thấy khá hay và muốn tổng hợp lại, cùng với một số quan điểm của mình.

James mắc mưa nên ghé vào một cửa hàng tạp hoá mua ô. Giá ô bình thường là $5 nhưng hôm nay $10. James giận nên không mua và đi về nhà. Dẫn đến việc James bị ướt hết một quãng đường và bị cảm sau đó.

Id Buy That For A Dollar GIF - Find & Share on GIPHY

James phát hiện mình không mang chìa khoá, chìa dự phòng lại trong nhà nên phải gọi thợ sửa khoá. Anh thợ mất 2 phút để vặn ổ khoá ra và lấy tiền $150. James không đồng ý vì chỉ tốn 2 phút mà sao đắt vậy. Thế là anh thợ nói được thôi, anh có thể ra ngoài và tôi sẽ khoá lại y như ban đầu.

Một ví dụ khác là danh hoạ Picasso được một phụ nữ yêu cầu vẽ chân dung bà ta. Picasso trong 5 phút đã hoàn thành được bức vẽ rất xuất sắc, giá là $5000. Người phụ nữ kia chê mắc vì Picasso không tốn công nhiều cho bức vẽ này. Picasso chỉ trả lời rằng bức vẽ nay tốn cả cuộc đời ông + 5 phút.

Các ví dụ trên chỉ ra rằng chúng ta sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho tổng thời gian lao động lớn hơn, hoặc trông có vẻ người đó siêng năng hơn.

Cùng một ổ khoá đó, anh thợ khoá thứ 2 đến nhà James và làm hư ổ khoá cũ. Sau đó phải lọ mọ sửa ổ cũ mới mở được, thì trông có vẻ vất vả hơn và cuối cùng được James hào phóng thưởng thêm $50 cho sự phá hoại của minh.

Rõ ràng, cùng 1 kết quả là mở được ổ khoá. Giá tiền như nhau, anh thợ số 1 lợi được thời gian, anh thợ số 2 loay hoay mãi chúng ta mới được vào nhà. Hà cớ gì anh số 2 lại được đánh giá cao hơn? 

Trong tình huống gỡ bom cắt dây xanh và dây đỏ, mình tin chắc anh số 2 sẽ không có cơ hội…sửa quả bom để cắt lại đâu nhỉ?

Nhắc lại ví dụ cái ô trời mưa, một điều hợp lý là khi cầu tăng (nhu cầu mua ô) thì giá hàng hoá sẽ tăng (cung chưa đáp ứng kip nên phải tăng giá). Thêm một điều nữa, $10 sẽ không làm cho James bị cảm lạnh, phải nghỉ làm và đi khám bác sĩ, uống thuốc.

Bản thân mình đôi khi cũng gặp phải những trường hợp như vậy.

Vì tức cái ông bán món đó tăng giá mà mình cũng trừng phạt bản thân mình bằng việc bắt bản thân chịu đựng sự khó chịu về thể xác lẫn tinh thần.

Vì sao chúng ta lại hành xử như vậy?

Pop Tv Dont Agree GIF by Schitt's Creek - Find & Share on GIPHY

“Vì ta tin rằng giá cả phải công bằng. Ta từ chối giá cả tốt hơn vì ta tin rằng nó bất công. Ta trừng phạt sự bất công, mà trong quá trình đó, ta trừng phạt luôn bản thân mình.”

Vậy nên, một số công ty nhấn mạnh vào quy trình họ cho ra sản phẩm, hoặc cách họ tiến hành công việc để cung cấp dịch vụ cho chúng ta. Để làm gì vậy? Để khách hàng thấy họ đã thật sự bỏ công sức (ok, hoặc là chỉ thể hiện như vậy thôi).

Mấy trang tìm vé máy bay trên mạng cũng xoay xoay một hồi, hiện ra dòng chữ chúng tôi đang kiểm tra cho bạn, thực chất là muốn nhấn mạnh “Chúng tôi đang vất vả lựa chọn chuyến bay phù hợp với nhu cầu của bạn, điều này không dễ dàng.”

Một số nhà hàng cho thực khách nhìn quy trinh nấu nướng của đầu bếp. Sau đó thì bạn biết rôi đó, giá của món ăn ở nhà hàng đó khá cao.

Những cách làm như trên gọi là sự minh bạch về công sức. Vì khách hàng muốn trả tiền, Chúng ta thường sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi thấy được chi phí sản xuất, thấy người khác chạy tới chạy lui để giải quyết công việc nào đó. Chúng ta cho rằng lao động tốn nhiều cống sức nhìn thấy được thì đáng giá hơn lao động chỉ ngồi im một chỗ. Chúng ta quên mất những nỗ lực phía sau. Những giờ mày mò làm việc của người khác để đem đến lợi ích cho chúng ta. Chúng ta đang bị biểu hiện của công sức (là biểu hiện, chưa chắc là công sức thật sự) điều khiển mức giá ta chấp nhận bỏ ra.

Chúng ta có lý trí không khi làm như vậy?

Di.

Bài viết này là quan điểm cá nhân của Di. Những đoạn trích dẫn nguyên văn, Di để trong ngoặc kép và có in nghiêng.

Tags: No tags

Leave a Reply