Lai xa không còn xa lạ trong giới sinh học. Đây cũng là một chủ đề quan trọng trong Di truyền học.
Kiến “không ngủ” chủ đề Sinh học sẽ giới thiệu về các loài động vật được sinh ra từ phép lai này.
Lai xa là gì?
Lai xa là quá trình lai giữa các giống sinh vật khác hẳn nhau về nguồn gốc.
Quá trình này có thể xảy ra trong thiên nhiên hoang dã hoặc do con người tiến hành.
Kết quả của phép lai này là con lai giữa hai cá thể không cùng loài, chi, họ…
Phổ biến nhất là con la.
Con la là con lai giữa ngựa cái và lừa đực. Con lừa la (bardot, theo tiếng Pháp) là con lai giữa ngựa đực và lừa cái.
Thế nhưng, ở khu rừng rậm thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo ở châu Phi, người ta phát hiện một loài động vật đặc biệt.
Nó mang nét đặc trưng tổ hợp của các loài động vật. Nhưng không phải là kết quả của phép lai xa.
Okapi – Một loài động vật đặc biệt
Okapi (Hươu đùi vằn) là loài động vật có phần thân trên giống con lừa và phần thân dưới giống ngựa vằn.
Tuy vậy, năm 1901, Okapi được chính thức xác định có họ hàng với huơu cao cổ, cùng thuộc họ Giraffidae.
Cỏ, dương xỉ và các loại lá non là nguồn thức ăn chủ yếu của loài động vật này.
Okapi được xem là biểu tượng của Congo. Hình ảnh của nó cũng được in lên tiền của quốc gia Châu Phi này.
Okapi là loài động vật quý hiếm và hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động săn bắn và môi trường sống bị hủy hoại tại địa phương.
Ý tưởng và trình bày: Gà Bông
Biên tập: Nhà của Di