Niềm tin tích cực của bạn là một công cụ chữa lành tuyệt diệu

Không biết mọi người có biết khái niệm giả dược hay không? Nhưng mình đã rất ấn tượng với khái niệm này khi biết về nó, và thậm chí là bất ngờ hơn khi tìm được thông tin khoa học về nó.

Giả dược là những viên thuốc, dược phẩm hoặc quy trình chữa bệnh vô hại được sử dụng vì tác dụng tâm lý hơn là tác dụng sinh lý. Có rất nhiều trường hợp bác sĩ chỉ kê vài loại thuốc bổ, nhưng nó thật sự đã làm cho người bệnh khá hơn. 

Giả dược có tên tiếng Anh là placebo. Đã có nhiều nghiên cứu về “placebo effect” và sức mạnh của nó trong việc tác động đến những căn bệnh lâu năm và khó chữa trị, tiêu biểu trong số bài viết mà mình đọc được là bài viết có tên “The power of placebo effect” của Đại học Harvard. 

“They have been shown to be most effective for conditions like pain management, stress-related insomnia, and cancer treatment side effects like fatigue and nausea.”

“Giả dược có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát cơn đau, giảm triệu chứng stress, chữa trị các triệu chứng của ung thư như mệt mỏi và nôn mửa.”

Về cơ chế rõ ràng của chuyện này, các nhà khoa học chưa thể chứng minh được. Nhưng không vì thế mà tác dụng của phương pháp này bị xem nhẹ.

Người ta đã nghiên cứu được rằng phương pháp này liên quan đến những sự truyền dẫn xung thần kinh làm sản sinh ra các loại hormone làm cho con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc như endorphins hoặc dopamine. Thậm chí, người ta kết luận rằng khi bệnh nhân có niềm tin rằng loại thuốc họ đang sử dụng sẽ đem lại tác dụng tích cực cho họ, thì khi đó trong cơ thể họ đã tự sản sinh ra các chất cần thiết để hỗ trợ họ đón đầu với bệnh tật.

Giả dược xuất hiện từ những năm 1700, và placebo có nghĩa là “I shall please” theo tiếng Latin.

Thời đó, loại thuốc giả này được dùng cho những bệnh chưa có thuốc chữa trị hoặc dành cho những người không có bệnh nhưng mang tâm lý của bệnh nhân.

Để có thể trông thật nhất, giả dược được bào chế với hình dạng của các viên thuốc, các loại thuốc tim hoặc thậm chí là quy trình phẫu thuật.

Ngoài ra, tác dụng chính của giả dược là thử nghiệm những loại thuốc mới.

Một nửa người tham gia sẽ dùng thuốc thật, một nửa còn lại sẽ dùng giả dược. Bởi vì bệnh nhân không biết được mình đang dùng loại thuốc nào, nên nhận định về tác dụng của thuốc sẽ không bị sai lệch.

Tuy nhiên ngày nay, giả dược không được dùng để so sánh trực tiếp với một loại thuốc nhất định, mà sẽ được dùng như một loại mẫu trắng khi người ta muốn thử loại thuốc A và thuốc B. Cụ thể và chi tiết hơn, mọi người xem video trên Ted-ed mà mình sẽ để đường dẫn bên dưới nha.

oAZBfhUU0keATLaqeC PYzFy7WJr6p2Z Tj2V yxlfS0tRtTDubTZeDCSUCxa0YNYMZU T 7 4CNV4cDzVt2kEsbeewTlmlzhvttQfK2C8lvMTdqUbqwj4FGZ6C5AkLSDzy4OHNP
Hai người đang thử hai loại thuốc khác nhau – thuốc thật và giả dược – trích từ video của Ted-ed

Dài dòng như vậy, cốt yếu mình muốn đề cập đến chuyện niềm tin tích cực của con người có sức mạnh lớn lao.

Nếu như mình nói rằng tâm trí của con người có thể thay đổi cả thế giới, thì chuyện này dường như quá viễn vông và không thế xảy ra nhỉ?

Tuy nhiên, chưa cần nói đến chuyện chữa bệnh, chính những suy nghĩ tích cực sẽ giúp cơ thể tiết ra những hormone có lợi, làm cho tinh thầnh con người vui vẻ và sảng khoái hơn.

Thêm nữa, khi chúng ta thật sự tin tưởng vào một kết quả tốt đẹp trong tương lai, những hành động của chúng ta cũng sẽ đưa chúng ta đi trên con đường dẫn đến điều tốt đẹp đó.

Đơn cử như ví dụ về chuyện học hành thi cử, có phải khi một em học sinh tin rằng mình có thể đỗ một kì thi nào đó, và học tập ôn luyện với một tâm trí lạc quan, thì quá trình tiếp nhận kiến thức sẽ được trơn tru hơn, do đó mà kết quả học tập dần được cải thiện hơn.

Còn nếu như chưa thi đã mang trong mình suy nghĩ tiêu cực rằng mình học nhiều cũng không thể thi được đâu, thì động lực nào để tiếp tục học nữa đây?

Churchill cũng từng nói “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.” (The pessimist sees the difficulty in every opportunity. The optimist sees the opportunity in every difficulty.)

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Làm sao để có và duy trì niềm tin tích cực?” Mình sẽ dành phần này ở bài viết tiếp theo.

Mình mong là dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì mọi người cũng đều được sống trong những điều tốt đẹp và hạnh phúc.

Di.

Nguồn tham khảo:

https://www.health.harvard.edu/mental-health/the-power-of-the-placebo-effect

Tags: No tags

One Response

Leave a Reply